Thoái hóa khớp gối

Rate this post

THOÁI HÓA KHỚP GỐI

Thoái hóa khớp gối là bệnh có thể gây bại liệt, tàn phế rất cao, đồng thời khiến bệnh nhân chịu nhiều đau đớn. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về căn bệnh này và giải pháp điều trị hiệu quả, hãy đọc ngay bài viết này.

I. Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Bệnh thoái hóa khớp gối chính là hiện tượng lớp sụn bọc ở đầu xương gối bị tổn thương cùng với chất dịch bôi trơn bị giảm. Khi hiện tượng này xảy ra thì sẽ dẫn đến lệch trục, gây vẹo khớp và thậm chí làm biến dạng khớp gối. Bệnh này thường gặp ở những người cao tuổi tuy nhiên hiện nay bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện ở những người còn trẻ tuổi.

Hình ảnh thoái hóa khớp gối
Hình ảnh thoái hóa khớp gối

II. Những nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối

  • Do tuổi tác, yếu tố di truyền, tỉ lệ nữ thoái hóa khớp gối cao hơn nam giới.
  • Do chấn thương, các dị dạng bẩm sinh, rối loạn phát triển, tiền sử phẫu thuật

III.Những biểu hiện của thoái hóa khớp gối.

– Đau khớp, thường liên quan đến vận động: đau âm ỉ, tăng khi vận động, khi thay đổi tư thế, giảm đau về đêm và khi nghỉ ngơi. Đau diễn biến thành từng đợt, dài ngắn tùy trường hợp, hết đợt có thể hết đau. Sau đó tái phát đợt khác hoặc có thể đau liên tục tăng dần.
– Hạn chế vận động: các động tác của khớp khi bước lên hoặc xuống cầu thang, đang ngồi ghế đứng dậy, ngồi xổm, đi bộ lâu xuất hiện cơn đâu…
– Biến dạng khớp: không biến dạng nhiều, biến dạng trong thoái hóa khớp gối thường do các gai xương tân tạo. Do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.

• Các dấu hiệu khác:

• Tiếng lục khục khi vận động khớp.
• Dấu hiệu “phá rỉ khớp”: là dấu hiệu cứng khớp buổi sáng kéo dài không quá 30 phút.
• Có thể sờ thấy các “chồi xương” ở quanh khớp.
• Teo cơ: do ít vận động.
• Tràn dịch khớp: đội khi gặp, do phản ứng viêm thứ phát của màng hoạt dịch.
• Bệnh THK thường không có biểu hiện toàn thân.
• Thường trong tình trạng béo phì, thừa cân.

Tiêu chuẩn đơn giản, dễ thực hiện: tuổi trung niên, đau khớp gối kiểu cơ học, có dấu hiệu lục khục khớp gối khi vận động. Chụp Xquang có hình ảnh thoái hóa điển hình, xét nghiệm máu hoặc dịch khớp bilan viêm âm tính.

IV. Điều trị và phòng bệnh theo y học hiện đại

1. Nguyên tắc điều trị

Không có thuốc điều trị quá trình thoái hóa, chỉ có thể điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng và phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa, hạn chế các động tác cơ giới quá mức ở khớp và cột sống.

2. Điều trị nội khoa:

Dùng các thuốc giảm đau và chồng viêm không steroid như Aspirine, Indomethacine, Voltaren, Profenid, Felden, Meloxicam …

3. Các phương pháp vật lý:

Các bài thể dục cho từng vị trí thoái hóa.

Điều trị bằng tay: xoa bóp – kéo nắn, ấn huyệt, tập vận động thụ động.

Điều trị bằng nước khoáng.

Sử dụng các dụng cụ chỉnh hình.

4. Điều trị ngoại khoa:

Chỉnh lại dị dạng các khớp bằng cách đục và khoét xương.

Thay khớp gối nhân tạo

V.Phòng bệnh

  • Chống các tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt.
  • Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi mang, vác, đẩy, xách, nâng…
  • Kiểm tra định kỳ những người làm nghề lao động nặng, dễ bị thoái hóa khớp để phát hiện và điều trị sớm.
  • Chống béo phì bằng chế độ dinh dưỡng thích hợp.
  • Khám trẻ em, chữa sớm bệnh còi xương, các tật về khớp (vòng kiềng, chân cong).
  • Phát hiện sớm các dị tật của xương, khớp và cột sống để có biện pháp sớm, ngăn ngừa thoái hóa khớp thứ phát.

VI.Thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền

1. Định Nghĩa

Thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền: được mô tả trong phạm vi chứng Tý: biểu hiện bằng đau sưng khớp, gối kêu lạo xạo, co cứng gân cơ, đi lại khó khăn,..

2. Nguyên nhân

-Ngoại nhân:  phong, hàn, thấp tà (gió, lạnh, ẩm thấp). Xâm nhập vào làm cho sự vận hành của khí huyết tắc lại, gây sưng, đau, tê nặng ở khớp. Gặp ở những bệnh nhân đau khớp sau nhiễm mưa, nhiễm lạnh, thời tiết chuyển mùa…
-Nội thương (yếu tố thể tạng, cơ địa): do người già lớn tuổi hoặc mắc bệnh lâu ngày làm cho tạng can, tạng thậnn bị hư suy. Khí huyết giảm sút dẫn đến thận hư không chủ được cốt tủy gây đau nhức trong xương – khớp. Gối kêu lạo xạo, đi đứng yếu đau.
-Nguyên nhân khác (môi trường sống): điều kiện sống và làm việc trong môi trường ẩm thấp, ngâm tẩm thường xuyên dưới nước, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, làm việc mệt nhọc lại bị mưa rét thường xuyên. Vận động quá mức, mang xách nặng (gây sang chấn).
Thực tế khó phân biệt được nguyên nhân cụ thể, mà các nguyên nhân gây bệnh thường kết hợp với nhau. Có nhiều thể lâm sàng đa dạng. Ví dụ trên một người lớn tuổi kết hợp với nhiễm mưa lạnh hoặc đi bộ quá nhiều gây đau sưng khớp gối.

Châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối
Châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối

3. Điều trị

Không có thuốc chữa quá trình thoái hóa của khớp; điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng là quan trọng.

a. Mục đích điều trị:

Giảm đau cho người bệnh và duy trì chức năng vận động của khớp. Qua thực tiễn lâm sàng, để đạt kết quả điều trị tốt cần phối hợp toàn diện giữa phương pháp dùng thuốc và phương pháp không dùng thuốc như.: châm cứu, tập vật lý trị liệu, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý.
Với mỗi bệnh nhân với mỗi mức độ bệnh cần được bác sĩ khám và hướng dẫn điều trị phù hợp.
Phương pháp chữa nhằm: lưu thông khí huyết, đưa tà khí ra ngoài, bổ khí huyết và bổ can than, mạnh gân xương để giảm đau và chống tái phát.

• Bài thuốc:

Độc hoạt tang ký sinh thang thường được chỉ định nhất. Cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng tốt và không có tác dụng phụ.

Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang:
Độc hoạt 12g, tế tân 4, sinh địa 12g, đảng sâm 12g, quế chi 4g, phòng phong 10g. Đương quy 12g, phục linh 10g, tang ký sinh 16g, ngưu tất (Bắc) 12g, bạch thược 10g. Cam thảo(Bắc) 4g, tần giao 8g, đỗ trọng(Bắc) 12g, xuyên khung 8.

b. Các phương pháp không dùng thuốc:

Châm cứu: thường chọn các huyệt tại chỗ như: độc tỵ, hạc đỉnh, âm lăng tuyền…

Châm tả (kích thích xung điện với tần số 60 -100Hz), hoặc cứu tả.
– Kết hợp bổ khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương.: dùng châm bổ các huyệt can du, thận du, dương lăng tuyền, huyết hải…
– Thủy châm (vitamine nhóm B…): thận du, can du, huyết hải…
– Điện phân (dùng dòng điện một chiều đều). Tác dụng tốt cho giảm đau và tăng nuôi dưỡng khớp, tránh teo cơ.
Châm ngày 1 lần, một liệu trình từ 10 -20 lần châm.
– Nghỉ ngơi: nên nghỉ nghơi, hạn chế đi lại khi khớp gối đau sưng.
– Các biện pháp bảo vệ khớp: tránh đi bộ nhiều, đeo băng thun khớp gối.
Đau nhiều dùng nạng, can chống.
– Chú ý vấn đề giảm cân đối với các bệnh nhân béo phì… Với nghề nghiệp phải đứng lâu, nếu có thể hướng dẫn cho người bệnh nhân thích nghi với điều kiện làm việc.

• Vật lý trị liệu:

phục hồi chức năng nhằm giảm đau, duy trì vận động khớp, làm mạnh cơ tứ đầu đùi, ngăn ngừa biến dạng khớp gối.
– Tập theo hướng dẫn của kỹ thuật viên.
– Đạp xe đạp từ 10 – 30 phút/ ngày
– Nhiệt trị liệu: chiếu đèn hồng ngoại 15 – 30 phút/ ngày. Tắm nước khoáng nóng, đắp bùn…

PHÒNG KHÁM minhtamduong.net “Trung tâm châm cứu, bấm huyệt tại nhà- chữa bệnh không dùng thuốc”
Xuất phát từ nhu cầu khám chữa bệnh tại nhà của người dân chúng tôi gồm các bác sĩ, y sĩ y Y Học cổ truyền với nhiều năm kinh nghiệm điều trị các bệnh :
• Thoái hóa cột sông, mất ngủ.
• Thoái hóa khớp gối
• Các hội chứng đau tê bì do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa.
• Liệt dây thần kinh số 7
• Đau dây thần kinh liên sườn
• Phục hồi chức năng sau tai biến.

Hãy liên hệ với chúng tôi để đăng ký dịch vụ châm cứu bấm huyệt tại phòng khám hoặc tại nhà cho bản thân và gia đình bạn:

 PHÒNG KHÁM MINH TÂM ĐƯỜNG

Cơ sở 1 : Số 9 ngõ 60 phố Dương Đình Khuê, Mỹ Đình, Hà Nội

Cơ sở 2: Số 2 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Cơ sở 3 :Nhà NV232, ngõ 178, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Cơ sở 4: 37A2 Lý Nam Đế-P.Hàng Mã-Quận Hoàn Kiến-Hà Nội

 Liên hệ  : 0988201236  –  0899868115

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *