BẠI NÃO
Bại não là một trạng thái rối loạn thần kinh trung ương không tiến triển. Do tổn thương não bởi nhiều nguyên nhân ảnh hưởng vào giai đoạn trước, trong và sau sinh. Hậu quả đa dạng bao gồm những bất thường về vận động, giác quan, tâm thần, hành vi.
Nguyên nhân và cách phòng ngừa bại não
Yếu tố nguy cơ trước sinh |
Yếu tố nguy cơ trong sinh |
Yếu tố nguy cơ sau sinh |
− Bệnh của mẹ:
Mẹ bị sảy thai trước đó. Dị tật bẩm sinh. Ngộ độc thai nghén, tiếp xúc hóa chất-thuốc trừ sâu. Nhiễm virus trong 3 tháng đầu mang thai bị chấn thương. Dùng thuốc khi mang thai, bị bệnh tuyến giáp trạng, bị đái tháo đường khi mang thai…có nguy cơ có con mắc bại não. − Bệnh của con: Thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể, dị tật não, vòng rau cuốn cổ, tư thế thai bất thường. |
− Đẻ non (dưới 37 tuần)
− Cân nặng khi sinh thấp (dưới 2.500g) − Ngạt hoặc thiếu ô xy não khi sinh: Trẻ đẻ ra không khóc ngay, tím tái hoặc trắng bệch phải cấp cứu. − Can thiệp sản khoa: dùng kẹp thai, hút thai, đẻ chỉ huy.
|
− Vàng da nhân não sơ sinh: Trẻ bị vàng da sơ sinh ngay từ ngày thứ 2 sau sinh, vàng đậm không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể xuất hiện bỏ bú, tím tái và duỗi cứng chi (dấu hiệu tổn thương não).
− Chảy máu não – màng não sơ sinh. − Nhiễm khuẩn thần kinh: Viêm não, viêm màng não. − Thiếu ôxy não do suy hô hấp nặng, ngạt nước, ngộ độc hơi. − Chấn thương sọ não: Do ngã, tai nạn, đánh đập. − Các nguyên nhân khác gây tổn thương não: Co giật do sốt cao đơn thuần, ỉa chảy mất nước nặng…
|
Phòng ngừa bại não ở trẻ em Việt Nam
- Khám thai thường quy có thể phát hiện sớm các bệnh lý của bà mẹ và tình trạng bất thường của thai gây tổn thương não của trẻ.
- Nâng cao chất lượng cấp cứu trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế xã, huyện, tỉnh là biện pháp tích cực nhất nhằm giảm thiểu tỷ lệ trẻ bại não.
- Khám theo dõi thường quy trẻ sơ sinh có nguy cơ cao hàng quý trong 12 tháng đầu đời có thể phát hiện sớm bại não.
Phân loại bại não
Phân loại theo rối loạn thần kinh vận động |
Phân loại theo phân bố định khu các rối loạn vận động
|
Phân loại theo mức độ |
-Thể Co cứng
-Thể Múa vờn -Thể Thất điều. -Thể Nhẽo. -Thể Phối hợp |
-Liệt tứ chi
-Liệt nửa người -Liệt 2 chi dưới -Liệt một chi, ba chi
|
Căn cứ theo rối loạn vận động gây hạn chế khả năng thực hiện các sinh hoạt hàng ngày.
-Loại nhẹ: trẻ tự đáp ứng được các nhu cầu hang ngày, di chuyển không cần trợ giúp, không bị khiếm khuyết về tiếng nói, có khả năng tới trường. -Loại vừa: thiếu khả năng tự chăm sóc và di chuyển, có khiếm khuyết tiếng nói. -Loại nặng: khả năng tự chăm sóc, di chuyển và tiếng nói kém.
|
Các vấn đề liên quan đến bại não
Vấn đề về vận động thô
− Thường chậm lẫy, chậm ngồi, chậm đứng, chậm đi.
− Gặp khó khăn về kiểm soát đầu cổ (đầu gục về phía trước hoặc ưỡn ra phía sau).
− Trẻ bại não thể nhẹ có thể sẽ biết ngồi, đứng, đi lại được nếu can thiệp phục hồi chức năng sớm và kiên trì.
− Trẻ bại não thể nặng khó có khả năng ngồi, đứng, đi lại
Vấn đề về vận động tinh
− Bàn tay hay nắm chặt, ngón cái khép chặt khiến trẻ khó khăn cầm nắm, thả đồ vật.
− Phối hợp hai tay, phối hợp tay-mắt khi cầm nắm kém.
Vấn đề về ăn uống
− Khó khăn khi mút bú, nhai, nuốt do kiểm soát đầu cổ, vận động của miệng – lưỡi và cơ nhai kém. Vì vậy trẻ bại não hay bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng giảm nên dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng.
− Khả năng tự ăn uống khó khăn do vận động cầm nắm của hai tay kém.
Vấn đề tự chăm sóc
− Hay gặp khó khăn trong việc tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn-uống, cởi-mặc quần áo, đi vệ sinh, chải đầu, vệ sinh thân thể và di chuyển.
− Cần nhiều trợ giúp và tập luyện để có thể đạt được các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày một cách độc lập.
− Trẻ bại não thể nặng thường bị phụ thuộc vào sự chăm sóc đặc biệt của gia đình/trung tâm.
Vấn đề học hành
− Kỹ năng chơi của trẻ bại não thường chậm hoặc hạn chế do vận động tay chân hạn chế.
− Cần nhiều trợ giúp để thích nghi với môi trường, trường học.
− Trẻ bại não thể nhẹ (tự đi lại, nói được) có thể đi học tại các trường bình thường. Có thể gặp khó khăn về học đọc, học viết.
− Trẻ bại não thể nặng (không biết ngồi-đứng-đi, không biết nói) ít có cơ hội đi học hoặc phải học tại các trung tâm/trường đặc biệt.
Vấn đề việc làm
− Khó khăn khi học nghề do các khiếm khuyết về vận động, trí tuệ, giao tiếp bằng lời nói.
− Khó khăn khi tìm việc làm, ít có cơ hội được tuyển vào làm việc.
− Khó khăn trong việc thích nghi với môi trường làm việc trong gia đình và ngoài cộng đồng, cần nhiều sự trợ giúp.
Vấn đề tâm lý của trẻ và gia đình
− Tâm lý chán nản, buông xuôi, bất hoà trong gia đình hay xảy ra với các gia đình có con bị bại não do tiến triển điều trị – phục hồi chức năng bệnh chậm, kinh tế khó khăn.
– Một số trẻ bại não bị bỏ rơi, không được chăm sóc dẫn đến tâm lý chán nản, thờ ơ, hành vi bất thường.
Dấu hiệu chung cho tất cả các thể bại não
- Chậm phát triển vận động thô: Chậm lẫy, ngồi, bò, quỳ, đứng, đi.
- Chậm phát triển vận động tinh: Khiếm khuyết về sử dụng bàn tay trong cầm nắm và thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
- Chậm phát triển kỹ năng giao tiếp sớm (trong 12 tháng đầu)
– Kỹ năng tập trung: chậm quay đầu đáp ứng với âm thanh, đồ chơi có màu sắc, nhìn vào mặt mẹ-người thân.
– Kỹ năng bắt chước-lần lượt: chậm hóng chuyện, biểu lộ tình cảm.
– Kỹ năng chơi: với cầm đồ vật, phối hợp tay-mắt, thích thú với trò chơi có tính xã hội.
– Kỹ năng giao tiếp cử chỉ: chậm biết thể hiện nét mặt, dùng mắt để thể hiện vui thích…
- Chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ:Bao gồm kỹ năng hiểu ngôn ngữ, diễn tả bằng ngôn ngữ để giao tiếp…
- Chậm phát triển trí tuệ
Một số trẻ bại não mức độ nhẹ và vừa có khả năng đi học và tiếp thu bình thường. Trẻ bại não có khó khăn về nói, chậm tiếp thu thì học hành rất khó khăn và thường không được đến trường.
- Rối loạn điều hòa cảm giác
Trẻ bại não không bị rối loạn cảm giác nông như nóng, lạnh, đau. Một số trẻ có thể bị rối loạn điều hoà cảm giác như khi ta sờ nhẹ vào má, chạm tóc búp bê… vào người trẻ khiến trẻ phản ứng dữ dội (giật thột người, co cứng toàn thân, khóc thét…)
- Liệt các dây thần kinh sọ não: Có thể bị lác mắt, sụp mí, mù, điếc, méo miệng…
- Các dấu hiệu khác: Trẻ bại não có thể bị cong vẹo cột sống, động kinh.
- Phản xạ nguyên thuỷ bất thường
Nguyên tắc điều trị trẻ bại não
- Cần phải bắt đầu sớm và thân nhân của trẻ phải tham gia để việc điều trị được liên tục
- Cần tiến hành theo trình tự phát triển vận động của trẻ em bình thường: Kiểm soát đầu cổ – Lẫy – Ngồi – Quỳ – Bò – Đứng – Đi – Chạy
- Cần phải có chương trình đầy đủ bao gồm: phục hồi các rối loạn vận động, sửa chữa các khớp bị co rút, tập luyện khả năng điều khiển tự chủ, điều trị các rối loạn thính giác, thị giác, động kinh nếu có…
Đội ngũ phòng khám minh tâm đường:
Chúng tôi gồm đội ngũ bác sỹ, kỹ thuật viên chuyên khoa phục hồi chức năng có nhiều năm kinh nghiệm. Tốt nghiệp các trường đại học: Đại học y Hà Nội, Học viện y dược vổ truyền Việt Nam…Thấu hiểu những khó khăn của bệnh nhân và gia đình. Phòng khám Minh Tâm Đường cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng tại nhà. Chúng tôi hy vọng giúp bệnh nhân phục hồi tốt hơn,hòa nhập tốt hơn với môi trường chính là gia đình bệnh nhân.
Hãy liên hệ với chúng tôi để đăng ký dịch vụ Phục hồi chức năng trẻ bại não tại nhà
PHÒNG KHÁM MINH TÂM ĐƯỜNG
Cơ sở 1 : Số 9 ngõ 60 phố Dương Đình Khuê, Mỹ Đình, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 2 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Cơ sở 3 :Nhà NV232, ngõ 178, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Cơ sở 4: 37A2 Lý Nam Đế-P.Hàng Mã-Quận Hoàn Kiến-Hà Nội
Hotline: 0988201236 – 0899868115